1.Thẩm tra hồ sơ thiết kế
Thẩm tra thiết kế là một công đoạn quan trọng trong tiến trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, góp phần đảm bảo chất lượng của đồ án thiết kế, khắc phục các sai sót có thể có của tư vấn thiết kế, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, làm tăng mức độ tin cậy của đồ án thiết kế.
Nội dung bao gồm:
• Xem xét sự phù hợp của thiết kế với dự án đầu tư, thuyết minh thiết kế được duyệt;
• Kiểm tra việc áp dụng những tiêu chuẩn, qui chuẩn;
• Đánh giá sự phù hợp của giải pháp kết cấu chính;
• Đánh giá mức độ an toàn chịu lực của công trình:
• Đánh giá sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy;
• Đánh giá sự hợp lý của lựa chọn dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
• Đánh giá sự phù hợp của hệ thống kỹ thuật với các giải pháp thiết kế phần xây dựng và các phần liên quan khác.
2. Thẩm tra giá và dự toán
a. Thẩm tra tổng mức đầu tư của dự án
• Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án;
• Kiểm tra tính đầy đủ hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi phí trong Tổng mức đầu tư;
• Kiểm tra các tính toàn về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, phương án hoàn trả vốn.
b. Thẩm tra dự toán xây dựng công trình
• Kiểm tra sự phù hợp về khối lượng chủ yếu so với khối lượng thiết kế;
• Kiểm tra sự vận dụng phù hợp về định mức, đơn giá;
• Kiểm tra sự vận dụng phù hợp về các quy định hiện hành của Nhà nước đối với công tác lập dự toán.
c. Thẩm tra quyết toán xây lắp công trình/ hạng mục
• Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng quyết toán chủ yếu với khối lượng trong hồ sơ bản vẽ hoàn công;
• Về đơn giá: Kiểm tra sự phù hợp của các đơn giá xây dựng công trình theo quy định trong hợp đồng thi công xây lắp;
• Xác định giá trị quyết toán xây lắp công trình/ hạng mục.
d. Thẩm tra định mức dự toán xây dựng công trình
• Sự phù hợp về các yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công của từng loại công tác cần xây dựng định mức dự toán;
• Kiểm tra sự đầy đủ của các thành phần công việc;
• Kiểm tra phương pháp tính toán để xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công;
• Lập các chi tiết định mức.